Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

(BKTO) - Các đơn vị trong ngành ngoại giao cần chủ động hơn nữa trong triển khai toàn diện, đồng bộ công tác ngoại giao kinh tế, phối hợp chặt chẽ trong và ngoài nước, kết hợp nhuần nhuyễn và tạo sức mạnh tổng hợp giữa tất cả các trụ cột ngoại giao để triển khai nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.



Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị sơ kết công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ Ngoại giao diễn ra vào chiều tối 05/7.
                
   

Quang cảnh Hội nghị.Ảnh: D.THIỆN

   

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin cho các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước 6 tháng đầu năm; nhấn mạnh những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm, từ đó đề nghị các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng kế hoạch và triển khai công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí đánh giá công tác ngoại giao kinh tế trong nửa đầu năm được triển khai chủ động, toàn diện, đóng góp tích cực vào các thành tựu nổi bật và các điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đẩy mạnh công tác tham mưu, nghiên cứu; triển khai mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác vềkinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, năng lượng, nông nghiệp, chuyển đổi số…; tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quan hệ kinh tế với các nước; triển khai phù hợp, linh hoạt các liên kết kinh tế quốc tế, nhất là đối với các sáng kiến liên kết kinh tế mới.

Bên cạnh đó, công tác ngoại giao kinh tế cũng đẩy mạnh cụ thể hóa nhiệm vụ lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; phát huy vai trò tiên phong trong tận dụng các động lực phát triển mới; tích cực vận động nguồn lực của kiều bào đóng góp phục vụ phát triển đất nước.

Nhìn về nửa cuối năm, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đánh giá kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn và rủi ro; cho rằng bối cảnh đó đặt ra nhiều thách thức song cũng có những cơ hội có thể tận dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đồng thời đề xuất nhiều biện pháp, hoạt động cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế của ngành ngoại giao trong thời gian tới.

Với vai trò là lãnh đạo Ngành, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đơn vị ngành ngoại giao ở trong và ngoài nước cầnquan tâm đầu tư nguồn lực, nâng cao hơn nữa tính kịp thời trong nghiên cứu, tham mưu vềkinh tế, nhất là về các xu hướng, xu thế vận động của kinh tế thế giới, dự báo các khả năng, đánh giá tác động đến Việt Nam để kiến nghị các giải pháp phù hợp, khả thi. Đặc biệt, các hoạt động ngoại giao kinh tế cần được triển khai nhanh nhạy, bám sát các chủ trương, định hướng và nhu cầu của đất nước.

Cùng với đó, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần phối hợp chuẩn bị sớm các kế hoạch, nội dung hợp tác cụ thể với các đối tác để phục vụ hoạt động đối ngoại cấp cao; tổ chức các hoạt động ngoại giao kinh tế có trọng tâm, trọng điểm, đạt kết quả cụ thể, thiết thực; nghiên cứu, đề xuất các hướng hợp tác mới khả thi với các đối tác; triển khai đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa và các lĩnh vực đối ngoại khác./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Minh bạch việc xác định giá trị doanh nghiệp và tăng cường vai trò của Kiểm toán nhà nước
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này đặt ra vai trò quan trọng của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong việc làm minh bạch công tác xử lý tài chính và xác định giá trị DN, giảm nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, trong đó có các DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên lề Hội thảo “Kiểm toán đối với DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”, Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Nguyễn Hồng Long - đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
  • Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận toàn thể về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP). Phiên thảo luận cũng được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát. Sự đổi mới này một lần nữa truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc đưa THTK, CLP trở thành một phong trào sâu rộng và thực chất trong cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực.
  • Tài đức vẹn toàn, đội ngũ sẵn sàng, vững vàng đi lên
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Với những người Kiểm toán nhà nước (KTNN), lời hát trong ca khúc Bài ca kiểm toán nhà nước đã trở thành người bạn đồng hành: “Vì nền tài chính đất nước sáng tươi… Tài đức vẹn toàn, đội ngũ sẵn sàng, Kiểm toán Việt Nam vững vàng đi lên”.
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn về mức sàn
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 06/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp phiên bất thường đã xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn với 100% thành viên UBTVQH tham gia biểu quyết tán thành.
  • Làn sóng COVID-19 mới đe dọa nhiều quốc gia
    một năm trước Chính trị
    (BKT) - Làn sóng dịch COVID-19 đang đe dọa bùng phát tại New Zealand khi các ca mắc trung bình 7 ngày qua của quốc gia này lên đến 7.246 người/ngày. Trong khi đó, tính đến ngày 2/7 chủng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang chiếm đến 70% ca mắc COVID-19 của Mỹ.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước