Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO

(BKTO) - Ngày 06/7, tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (Công ước 2003), Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2022-2026.



                
   

Quang cảnh Kỳ họpĐại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước 2003. Ảnh: BNG

   

Việt Nam đã trúng cử với 120 phiếu bầu chọn, cao nhất trong số các nước trúng cử. Đây là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận trọng trách này tại cơ quan điều hành then chốt về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế; sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Đồng thời, sự kiện này cũng là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO đối với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO chia sẻ, với tư cách là thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2022-2026, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp nhiều hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2003.

Bên cạnh đó, cùng với việc Việt Nam hiện là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa nhiệm kỳ 2021-2025, việc trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO nói chung và về văn hóa nói riêng; khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam tại UNESCO và trên trường quốc tế. Qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 22/NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
         
Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi Công ước, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản phi vật thể, hỗ trợ quốc tế, xem xét các hồ sơ đệ trình ghi danh… để Đại hội đồng Công ước thông qua.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Gỡ “rào cản” để thu hút tư nhân tham gia đầu tư xử lý nước thải, chất thải
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, trong bối cảnh NSNN còn hạn chế, việc thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn là một hướng đi triển vọng, nhằm huy động nguồn lực dồi dào của khối tư nhân để cùng Nhà nước cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường đô thị.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Philippines
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 30/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thay mặt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Lễ tuyên thệ nhậm chức của Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr. - Tổng thống Philippines nhiệm kỳ 2022 - 2028, được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Manila, Philippines.
  • Doanh nghiệp vẫn loay hoay tuyển lao động
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp (DN) đã dần ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng gần đây, dù “tung” nhiều chính sách cũng như đăng quảng cáo, thậm chí đi tuyển dụng trực tiếp, không ít DN vẫn chưa tuyển đủ lao động.
  • Xuất khẩu lao động: Rộng mở những thị trường tiềm năng
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang phục hồi tích cực. Bên cạnh các thị trường truyền thống, một số thị trường mới, giàu tiềm năng cũng đang rộng mở, hứa hẹn cơ hội đi làm việc ở nước ngoài với thu nhập cao cho lao động Việt Nam.
  • Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực đến đầu tư
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp (DN) nước ngoài, trong đó có DN có thực lực của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các dự án, lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO